Lồng chạy gà có tầm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển cũng như nâng cao sức khoẻ cho chiến kê. Việc hoàn thiện một chiếc lồng đạt tiêu chuẩn bắt buộc chủ nuôi phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định. Cùng theo chân AE88.one tìm hiểu cách làm lồng chi tiết dưới bài viết sau.
Lồng chạy gà là gì?
Khi sử hữu cho mình một chiến kê chất lượng, dũng mãnh thì bất cứ ai cũng quan tâm đến thể lực, sức mạnh của chúng. Vì vậy lồng chạy gà đã chính thức ra đời. Xoá bỏ mọi lo toan về vấn đề cải thiện sức bền, sự dẻo dai cho gà cưng của mình.
Lồng chạy gà được thiết kế riêng biệt chỉ dành cho gà đá, gà chọi,…Loại máy này có tác dụng tương đương với một chiếc máy chạy bộ dành cho người. Tác dụng quan trọng của thiết bị này chính là tăng cơ giảm mỡ, tăng cường sức bền, làm chân săn chắc và nâng cao lực đá mỗi lần ra đòn.
Cách làm lồng chạy gà tiêu chuẩn
Để tạo nên một chiếc lồng đạt tiêu chuẩn không phải là một điều dễ dàng. Dù bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi nhưng để làm ra sản phẩm hiệu quả thì phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định. Chi tiết như sau:
Vị trí phù hợp để làm lồng gà chạy
Vị trí đặt lồng là yếu tố bạn cần suy xét đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện. Địa điểm thích hợp để chủ nuôi dễ dàng theo dõi cũng như thuận tiện chăm sóc chiến kê của mình.
Điều kiện ánh sáng là điểm cần lưu ý đầu tiên khi đặt lồng gà. Ánh sáng tự nhiên rất có ích đối với sức khoẻ, quá trình luyện tập. Vì vậy bạn nên cân nhắc các hướng Nam hoặc Đông Nam để đón ánh nắng thích hợp nhất nhé!
Vị trí nền khi làm lồng chạy gà
Chân là bộ phận quan trọng của mỗi chú gà và thậm chí còn đặc biệt quan trọng nếu gà của bạn là gà chọi. Do vậy mà nền chạy cần được lưu tâm nếu muốn tự tay làm lồng chạy cho chú gà cưng của mình. Phần nền trước tiên phải có độ nhẵn, mịn cho gà dễ dàng đi lại mà không bị xổ lông.
Thêm vào đó phần cát phải trong trạng thái ổn định không thể quá khô hoặc quá ướt. Độ ẩm của cát cần được đo lường thường xuyên. Nên tạo một hệ thống thông hơi trên sàn để tạo điều kiện thuận lợi cho cát bay hơi.
==> Xem thêm: Gà Đá Đòn Là Gì? Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đòn Hiệu Quả
Diện tích, kích thước khi làm lồng
Nếu tính toán diện tích để làm lồng gà thì cần xác định kích thước sao cho phù hợp. Quy mô không thể quá lớn nếu không gà vận động quá độ sẽ bị mất sức. Tuy nhiên cũng không thể quá nhỏ nếu không hiệu quả đạt được không được như mong muốn.
Tuỳ theo diện tích chăn nuôi mà việc xây dựng lồng cũng có sự thay đổi nhất định. Kích thước tiêu chuẩn của lồng này dành cho gà chọi là 2m (dài) x1,2m (rộng) x2,5m (cao). Hơn hết bạn nên đo lường kỹ lưỡng cân nặng cũng như chiều cao của vật nuôi. Sau đó tính toán trừ hao để có được lồng chạy tiêu chuẩn nhất.
Vật liệu sử dụng làm lồng chạy gà
Theo như kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi gà chia sẻ. Vật liệu tốt nhất để sử dụng làm lồng là loại lưới thép B40. Đối với một số loại lưới khác quá thưa hay quá dày sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
Đặc biệt phần nền nên lót thêm một lớp cát có tác dụng vần hơi cho gà. Bước này sẽ làm tăng thêm hiệu quả chạy bộ cho gà. Đồng thời nếu muốn lồng có độ vững chắc có thể xây thêm gạch ở phần chân để không xảy ra bất cứ sự cố trong quá trình tập luyện.
Một số lưu ý cần thiết khi mua lồng chạy gà
Bên cạnh các máy chạy tự chế, hiện nay trên thị trường đã cung cấp lồng chạy gà trong tầm giá thích hợp. Thiết bị được thiết kế với đa dạng tính năng cũng như công suất khác nhau. Chủ nuôi không còn lo lắng về vấn đề tiêu tốn diện tích hay không đạt hiệu quả như mong muốn.
Để lựa chọn chiếc máy lồng chạy phù hợp cần lưu ý một số điều như sau:
- Lồng chạy gà phải có kích thước phù hợp với gà. Quá to sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và ngược lại quá bé sẽ khiến gà không thoải mái trong quá trình tập luyện.
- Phần góc cạnh của máy phải được chú ý một cách kỹ lưỡng. Chủ nuôi nên mài dũa phần sắt thừa để không gây tổn thương đến chiến kê của mình trong quá trình vận động.
- Lồng chạy thông thoáng không quá kín mít. Điều này sẽ khiến ánh sáng không thể lọt vào đồng thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của gà.
- Sử dụng loại máy có hệ thống công tắc tự động. Có thể tự dừng lại khi gà bị mệt không thể chạy.
- Băng tải của lồng được sử dụng chất liệu mềm mại để quá trình vận động không khiến chân gà bị thương.
- Không nên để gà luyện tập chạy trong trong thời gian liên tục. Chủ nuôi cần phân bổ thời gian hợp lý với thể lực và sức khoẻ của gà để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cần thiết về cách làm lồng chạy gà mà AE888 muốn chia sẻ đến bạn. Để tạo nên một sản phẩm rèn luyện sức khoẻ cho gà hiệu quả thì chủ nuôi phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên. Chúc mọi người thành công và có được cho mình những chiến kê khỏe mạnh nhất nhé!